Mô hình nến Bearish Kicking (Đẩy Giá Giảm)

Mô hình nến giảm

Mô hình nến Bearish Kicking (Đẩy Giá Giảm)

Mô hình nến Bearish Kicking (Đẩy Giá Giảm)

Ở bài viết trước, Findustry đã giới thiệu đến các nhà đầu tư một trong những mô hình nến tăng mang tên Bullish Kicking. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một mô hình “sinh đôi” với nó - Bearish Kicking. Đây là một trong những mô hình đảo chiều giảm cực kỳ tiềm năng và đáng tin cậy. Hãy cùng Findustry tìm hiểu về mô hình này qua bài viết sau nhé.

Mô hình Bearish Kicking là gì?

Mô hình nến Bearish Kicking – hay còn gọi là mô hình Đẩy Giá Giảm – thường xuất hiện sau một xu hướng tăng kéo dài. Đây là mô hình gồm 2 nến Marubozu: nến đầu là nến tăng và nến sau là nến giảm. Điểm đặc biệt của mô hình này là giá mở cửa. Giá mở cửa của nến sau tạo gap giảm rõ rệt.

Mô hình nến Bearish Kicking
Mô hình nến Bearish Kicking

Đặc điểm nhận biết mô hình Bearish Kicking

Để được công nhận là một mô hình Bearish Kicking hoàn chỉnh, nến phải tuân thủ theo các đặc điểm như sau:

  • Gồm 2 nến Marubozu
  • Nến ngày đầu tiên là nến tăng thuận chiều xu hướng hiện tại
  • Nến ngày sau là nến giảm
  • Giá mở cửa nến sau sụt giảm rất nhiều so với giá mở cửa nến trước, tạo một gap giá xuống rõ rệt

Nếu thỏa mãn tất cả những điều kiện trên thì mô hình nến sẽ được giao dịch theo đúng phương pháp của mô hình Bearish Kicking

Phân tích hành vi Trader

Nối tiếp cho những chuỗi ngày tăng giá dài hạn trước đó, nến đầu tiên cũng là một nến tăng dạng Marubozu. Thông thường các kiểu nến Marubozu cho thấy lực mua lên đang rất mạnh và phe Mua sẽ làm chủ thị trường.

Tuy nhiên ngay trong phiên hôm sau, phe Bán đã bắt đầu “hành động”. Bằng chứng ở việc giá mở cửa đã được đẩy mạnh xuống dưới, tạo một gap giá giảm rõ rệt. Ngay lập tức thị trường ghi nhận hàng loạt lệnh bán tháo hoặc các lệnh Mua đã quét SL do gap giá.

Kết thúc ngày hôm đó, phe Mua đã không còn làm chủ được diễn biến trong tâm lý nhà đầu tư. Nến sau được tạo thành là một nến Marubozu giảm mạnh. Đây có thể là dấu hiệu của việc đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Bearish Kicking

Do đây là một mô hình đảo chiều giảm với hiệu suất và độ tin cậy khá cao nên Findustry khuyến nghị các nhà đầu tư nên ưu tiên lệnh Bán và chốt lời các lệnh Mua còn đang giữ vị thế.

Điểm SL có thể đặt tại đỉnh của mô hình, tại giá đóng cửa của nến thứ nhất. Điểm vào lệnh tiềm năng nhất là sau khi nến thứ hai đóng cửa. Tuy nhiên lưu ý trường hợp nếu gap giá quá nhỏ thì các bạn nên cân nhắc lệnh chờ bán.

Giao dịch thực tế với mô hình Bearish Kicking

Để cung cấp một góc nhìn toàn diện hơn về phương pháp giao dịch mô hình nến Bearish Kicking, Findustry xin mời các bạn cùng phân tích biểu đồ D1 của công ty General Electrics (GE:NYSE).

Giao dịch mô hình Bearish Kicking
Hình ảnh mô hình Beairsh Kicking ở cổ phiếu GE

Sau một đợt tăng kéo dài tận 2 tháng từ đầu tháng 10/2013, mô hình nến Bearish Kicking đã xuất hiện vào ngày 02/01/2014. Có một điểm cần lưu ý là nến Bearish Kicking trong tình huống này là một biến thể, nến 1 và 2 không còn là nến Marubozu điển hình nhưng gap giá thể hiện rất rõ rệt.

Giá sau đó có một đợt điều chỉnh từ 214 USD/cp xuống còn 187 USD/cp, tương ứng với mức sụt giảm tài sản ~12%.

Đối với một nhà đầu tư CFD, đây có thể là một lệnh Bán tiềm năng kèm với đòn bẩy để khuếch đại khối lượng. Tuy nhiên đối với một nhà giao dịch cổ phiếu, đây chính là một sự cân nhắc chốt lời để bảo toàn lợi nhuận.

Kết luận

Đối với mô hình Bearish Kicking, các lệnh Bán sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Trong một vài trường hợp, giá có thể đảo chiều tuy nhiên trong các loại mô hình đảo chiều giảm thì mô hình Bearish Kicking vẫn được công nhận về hiệu suất lẫn độ tin cậy. Các bạn có thể tìm đọc thêm về các mô hình nến đảo chiều giảm trên website của Findustry nhé.

INFINITYTRADING.VN