Mô hình nến Bearish Matching High

Mô hình nến giảm

Mô hình nến Bearish Matching High

Mô hình nến Bearish Matching High

Mô hình Bearish Matching High là một mô hình nến xuất hiện ở xu hướng tăng, báo hiệu sớm khả năng đảo chiều thành giảm. Mô hình Matching High thuộc một trong số các mô hình nến giảm có hiệu suất tốt và dễ nhận biết. Hãy cùng Findustry điểm qua một vài tính chất quan trọng của mô hình nến này nhé.

Mô hình Matching High là gì?

Mô hình Bearish Matching High là mô hình xuất hiện trong một xu hướng đang tăng, bao gồm 2 nến tăng có mức đóng cửa gần bằng nhau (matching high). Mô hình này báo hiệu các mức tăng giá có thể sẽ không thể được đẩy lên thêm nữa, và thị trường sẵn sàng cho một đợt đảo chiều giảm giá.

Mô hình nến Matching High
Mô hình nến Matching High

Đặc điểm nhận biết mô hình Matching High

Mô hình này có cấu trúc gồm 2 nến như sau:

  • Nến đầu là nến tăng thường hoặc nến tăng dài
  • Nến sau là nến tăng, có giá mở cửa cao hơn giá mở cửa của nến đầu, và giá đóng cửa gần như bằng giá đóng cửa của nến đầu.
  • Bóng nến trên thường ngắn hoặc có thể không có bóng nến cho cả hai nến này.

Phân tích hành vi Trader

Như đã đề cập, mô hình Bearish Matching High xuất hiện trong một xu hướng tăng, nghĩa là thị trường vẫn đang nghiêng về phe mua. Đó là lý do chúng ta thấy một nến tăng thường/dài vào ngày đầu tiên. Tuy nhiên, do đã ở trong kênh giá tăng một thời gian, dù nến ngày thứ hai xuất hiện vẫn là nến tăng, việc giá đóng cửa gần như bằng ngày đầu tiên cho thấy các nhà đầu tư phe mua đã lưỡng lự, và giá đã không thể đi cao hơn.

Điểm mấu chốt phân tích hành vi trader dẫn đến khả năng đảo chiều trong mô hình này đó là việc cả hai nến tăng đang có mức đóng cửa bằng nhau.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Matching High

Cách giao dịch mà các nhà đầu tư có thể tham khảo cho mô hình Matching High là chờ cho nến 2 đóng cửa, và cân nhắc vào lệnh bán khi giá nến xác nhận sau đó giảm xuống nửa dưới thân nến đầu tiên trong mô hình hoặc giảm hẳn xuống bên dưới mức đáy của mô hình.

Tuy nhiên, tín hiệu đảo chiều từ chỉ mỗi mô hình Matching High không thực sự mạnh mẽ để nhà giao dịch có thể đưa ra quyết định vào lệnh ngay. Ngoài điểm xác nhận, trader có thể tham khảo kết hợp thêm:

Các chỉ báo về khối lượng giao dịch

Các chỉ báo nhận biết vùng quá mua/quá bán như RSI để củng cố thêm hiệu suất của mô hình Matching High, và loại bỏ bớt các tín hiệu giả.

Điểm stoploss có thể được đặt tại khoảng trên của đỉnh 2 nến hoặc tùy theo chiến lược giao dịch mà bạn thiết lập.

Ví dụ thực tế với mô hình Matching High

Để hiểu rõ hơn về phương pháp giao dịch với mô hình nến này, Findustry xin được lấy ví dụ về mã cổ phiếu The Procter And Gamble (PG:NYSE).

Giao dịch mô hình nến Matching High
Hình ảnh mô hình nến Matching High ở cổ phiếu PG

Sau một đợt tăng mạnh kéo dài suốt 1 tháng thì vào ngày 05/11/2010, một mô hình nến Bearish Matching Low điển hình được hình thành. Giá cổ phiếu đột ngột điều chỉnh từ đỉnh mô hình tại mức giá 65n USD/ cp xuống 60 USD/ cp.

Dù chưa thật sự là một đợt lao dốc đủ mạnh để đảo chiều thị trường nhưng nếu quý đầu tư nắm bắt được mô hình nến Bearish Matching Low, đây hẳn là một cơ hội chốt lời để bảo toàn vốn rất tốt.

Kết luận 

Mô hình nến giảm Bearish Matching High là một mô hình nến giảm đơn giản để nhận biết và ứng dụng kết hợp với một số chỉ báo khác trong giao dịch. Tuy nhiên, mô hình nến giảm Matching High lại không xuất hiện thường xuyên trên các biểu đồ thị trường tài chính như mô hình trái ngược của nó là mô hình nến tăng Matching Low. Nhà đầu tư có thể tham khảo các mô hình nến đảo chiều giảm khác tại trang chủ của Findustry để có thêm nhiều cơ hội đầu tư.

INFINITYTRADING.VN