Mô hình nến Bearish Meeting Line

Mô hình nến giảm

Mô hình nến Bearish Meeting Line

Mô hình nến Bearish Meeting Line

Việc nắm bắt được các xu hướng chính thôi chưa đủ, mà đôi khi chìa khóa của việc trading là nhận diện được các dấu hiệu đảo chiều. Mô hình đảo chiều tiếp theo mà chắc chắn một trader theo trường phái Nến sẽ rất quan tâm, đó làmô hình Bearish Meeting Line. Hãy cùng Findustry điểm qua một số thông tin đáng chú ý nhất về mô hình nến này các bạn nhé.

Mô hình Bearish Meeting Line là gì ?

Mô hình Bearish Meeting Line, hay còn gọi là mô hình Deaisen trong tiếng Nhật, là bộ nến đảo chiều giảm, thường xuất hiện trong một xu hướng tăng. Mô hình này gần giống với người anh em song sinh Bullish Meeting Line, chỉ khác nhau về thứ tự nến xuất hiện và màu nến.

Đặc biệt, các nhà giao dịch rất dễ nhầm lẫn mô hình này với mô hình Dark Cloud Cover. Thay vì thân của 2 nến nằm chồng lên nhau như mô hình Dark Cloud Cover, mô hình Bearish Meeting Line có 2 thân nến tách biệt, hai mức giá đóng cửa gần như trùng khớp.

Mô hình nến Bearish Meeting Line
Mô hình nến Bearish Meeting Line

Đặc điểm nhận biết mô hình Bearish Meeting Line

  • Mô hình này gồm 2 nến, xuất hiện trong một xu hướng tăng.
  • Nến 1 là một nến tăng, giá đóng cửa tạo thành thân nến dài.
  • Đến ngày thứ 2, đã có một gap giá lên rất cao so với giá đóng cửa nến 1
  • Cuối ngày thứ 2, giá quay đầu đóng cửa tại vùng giá đóng cửa nến 1
  • Cả 2 nến đều không phải là nến ngắn, thân nến càng dài thì hiệu suất đảo chiều thị trường càng tăng.

Phân tích tâm lý trader

Đối với mô hình Bearish Meeting Line, ở ngày thứ nhất, nến vẫn đang làm nến tăng, xác nhận lại xu hướng tăng trước đó. Thậm chí ở đầu ngày thứ hai, khoảng gap giá lên báo hiệu phe Mua vẫn nắm quyền điều khiển thị trường. Tuy nhiên về gần cuối ngày, phe Bán đã tạo đủ động lực để kéo giá đi xuống và đóng cửa tạo nến giảm.

Xét về mặt tâm lý thị trường, dù đang trong xu hướng tăng và động lực tăng mạnh nhưng phe Bán đã kiểm soát được một cây nến lớn và đẩy giá đi ngược chiều gap. Dấu hiệu này cho thấy sự “tự tin” và tiềm năng của phe Bán. Khả năng đảo chiều thị trường sẽ có xác suất rất cao.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Bearish Meeting Line

Việc chờ đợi thêm các nến xác nhận rõ sự đảo chiều sẽ luôn là một nước đi cực kỳ an toàn cho các nhà đầu tư. Nếu bạn muốn tăng khả năng và sự tự tin khi vào lệnh, hãy theo dõi thêm các tín hiệu từ indicator.

Lưu ý là đối với mô hình Bearish Meeting Line này, nến sau càng dài thì xác suất đảo chiều của thị trường càng cao. Lý thuyết này đúng cho cả người anh em song sinh Bullish Meeting Line, khi trạng thái đảo chiều sẽ là đảo chiều tăng.

Sau khi nến xác nhận khả năng đảo chiều, bạn có thể vào lệnh ngay sau đó. Điểm SL có thể đặt tại đỉnh của mô hình. Nếu nến ngày thứ 2 khá ngắn, một điểm SL an toàn hơn sẽ cách đỉnh nến vài pip lên trên. Như vậy bạn sẽ tránh được các đợt quét Stoploss ngẫu nhiên từ thị trường.

Giao dịch thực tế với mô hình Bearish Meeting Line

Giao dịch mô hình nến Bearish Meeting Line
Hình ảnh mô hình Bearish Meeting Line ở chỉ số Bursa Malaysia

Chỉ số Bursa Malaysia, vào ngày 4/1/2013 đã xuất hiện mô hình Bearish Meeting Line kinh điển. Trước đó giá đã có một đợt tăng mạnh từ vùng 1595 - 1560 lên vùng 1700. Nhưng ngay sau khi mô hình được xác lập, đặc biệt có một loạt nến giảm ngắn liên tục xác nhận sự kiểm soát thị trường của phe Bán, giá của chỉ số này đã lao dốc mạnh về vùng 1595.

Kết luận

Tuy được xếp vào dạng mô hình cực hiếm, thế nhưng các mô hình Bearish Meeting Line đều có sức mạnh riêng của nó. Hi vọng rằng sau bài viết này của Findustry, các bạn đã có thêm kiến thức về các mô hình nến đảo chiều giảm. Chúc các bạn luôn thành công với các giao dịch của mình nhé.

INFINITYTRADING.VN