Mô hình Bullish Deliberation Block

Mô hình nến tăng

Mô hình Bullish Deliberation Block

Mô hình Bullish Deliberation Block

Mô hình nến Bullish Deliberation Block có hình dạng tương tự như mô hình nến giảm giá Ba con quạ đen. Tuy nhiên đây lại là mô hình nến đảo chiều tăng giá. Hãy cùng Findustry tìm hiểu về mô hình nến dễ gây nhầm lẫn này.

Mô hình nến Bullish Deliberation Block là gì?

Mô hình nến Bullish Deliberation Block là một mô hình nến thường xuất hiện trong một xu hướng giảm của thị trường. Sự xuất hiện của mô hình nến Bullish Deliberation Block thường báo hiệu cho một xu hướng tăng giá trong thời gian sắp tới.

Mô hình nến Bullish Deliberation Block được tạo thành bởi ba nến giảm liên tiếp. Trong đó, nến đầu tiên sẽ là một nến giảm mạnh, nến thứ hai tạo Gap tăng giá khi mở cửa và đóng cửa bên dưới thân nến thứ nhất. Nến thứ ba lại tiếp tục là một nến giảm với thân nhỏ hoặc là nến Doji có giá đóng cửa thấp nhất trong mô hình. Đây là mô hình đảo chiều với một độ tin cậy không cao và trong nhiều trường hợp thị trường sẽ tiếp tục giảm giá.

Hình ảnh mô hình nến Bullish Deliberation Block
Hình ảnh mô hình nến Bullish Deliberation Block

Đặc điểm nhận biết của mô hình nến Bullish Deliberation Block

Một mô hình nến được xem là mô hình nến Bullish Deliberation Block khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Thị trường đang trong một xu hướng giảm hoặc điều chỉnh.
  • Nến thứ nhất là một nến giảm với thân nến dài.
  • Nến thứ hai là một nến giảm, thân dài. Nến thứ hai có giá mở cửa trong thân nến thứ nhất và giá đóng cửa thấp hơn nến thứ nhất.
  • Nến thứ ba có giá mở cửa tạo một Gap giảm giá so với nến thứ hai.
  • Nến thứ ba là nến giảm giá với thân nến ngắn hoặc nến Doji.

Khi mô hình nến đáp ứng đủ các yếu tố trên, ta có thể xem đây là mô hình nến Bullish Deliberation Block và tiến hành phân tích tâm lý thị trường.

Phân tích tâm lý trader

Tâm lý thị trường qua mô hình nến Bullish Deliberation Block được diễn tả như sau:

Thị trường giảm giá đã khiến cho tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan. Điều này được thể hiện qua một phiên giảm giá mạnh, thân nến dài với bóng nến dưới ngắn.

Phiên giao dịch tiếp theo, thị trường cho thấy một tâm lý tích cực khi giá mở cửa tạo một Gap tăng giá so với giá đóng cửa phiên trước đó. Tuy vậy, lực bán mạnh đã làm giá giảm nhanh và tâm lý thị trường bi quan trở lại. Điều này được chứng minh ở nến giảm, thân dài khi phiên giao dịch kết thúc.

Tâm lý bi quan vẫn duy trì cho đến ngày giao dịch tiếp theo. Thị trường mở cửa tạo một Gap giảm giá mạnh. Tại vùng giá này, một lực cầu lớn từ các nhà đầu tư bắt đáy đã giúp thị trường giảm lực bán. Phiên giao dịch kết thúc với một cây nến giảm thân ngắn hoặc một nến Doji.

Dấu hiệu cho thấy thị trường sắp đảo chiều không phải đến từ việc thị trường tăng giá mà đến tự lực bán giảm dần. Đây chính là lý do giải thích vì sao mô hình nến Bullish Deliberation Block lại có độ tin cậy thấp trong việc báo hiệu thị trường tăng giá. Trong một số trường hợp, thị trường sẽ lại tiếp tục giảm giá sau khi mô hình nến này được hình thành. Vì vậy nhà đầu tư cần có phương pháp giao dịch hợp lý để quản trị tốt rủi ro.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Bullish Deliberation Block.

Mô hình nến Bullish Deliberation Block có độ tin cậy không cao nên các giao dịch với mô hình nến này mang khá nhiều rủi ro. Nhà đầu tư cần có phương pháp giao dịch đúng đắn nhằm quản trị tốt các rủi ro có thể gặp phải.

Chỉ nên thực hiện giao dịch khi mô hình nến đã hoàn thiện. Các lệnh mua được thực hiện khi giá mở cửa ngày thứ tư cao hơn hoặc bằng giá mở cửa của nến thứ ba trong mô hình - điểm mua an toàn. Điểm Stoploss sẽ được đặt phía bên dưới đáy mô hình nhằm tránh trường hợp thị trường chiều chỉnh.

Các giao dịch với mô hình nến Bullish Deliberation Block chỉ nên thực hiện với khối lượng nhỏ. Các giao dịch này nhằm kiểm tra sức mạnh tăng giá và giảm rủi ro thị trường quay lại giảm giá. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể giao dịch với khối lượng lớn hơn khi có tín hiệu tăng giá rõ ràng từ thị trường.

Giao dịch thực tế với mô hình nến Bullish Deliberation Block

Nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết hơn về phương pháp giao dịch với mô hình nến Bullish Deliberation Block. Findustry sẽ tiến hành giao dịch thực tế với mô hình nến này ở cổ phiếu Apple - mã cổ phiếu AAPL.

Hình ảnh mô hình nến Bullish Deliberation Block ở cổ phiếu Apple
Hình ảnh mô hình nến Bullish Deliberation Block ở cổ phiếu Apple

Đồ thị nến của cổ phiếu Apple cho thấy cổ phiếu này đang trải qua một đợt điều chỉnh và tích luỹ tại vùng giá từ 24 - 26 USD/cổ phiếu. Tại vùng giá 24 USD/cổ phiếu, cổ phiếu này đã hình thành mô hình nến Bullish Deliberation Block.

Ta sẽ tiến hành giao dịch khi mô hình nến Bullish Deliberation Block hoàn thành. Vùng giá thực hiện lệnh mua là tại giá 24,5 USD/cổ phiếu - giá vượt thân nến thứ ba trong mô hình. Tuy nhiên ở phiên giao dịch tiếp theo, thị trường lại giảm giá và không khớp lệnh điều kiện giao dịch. Phải đến phiên giao dịch tiếp theo, thị trường tăng gia vượt qua giá 24,5 USD/cổ phiếu.

Chúng ta tiến hành mở vị thế mua tại vùng giá 24,5 USD/cổ phiếu với một khối lượng nhỏ. Điểm Stoploss sẽ được đặt bên dưới đáy của mô hình nến nhằm tránh trường hợp thị trường điều chỉnh giá.

Kể từ điểm hình thành của mô hình nến Bullish Deliberation Block, cổ phiếu Apple đã tăng từ giá 24,5 USD/cổ phiếu lên vùng giá 30 USD/cổ phiếu trước khi điều chỉnh. Mức lợi nhuận đạt được trong giao dịch này khoảng 22% và sẽ lớn hơn rất nhiều nếu giao dịch trên nền tảng Forex vì nền tảng này cho phép sử dụng đòn bẩy tài chính.

Kết luận

Mô hình nến Bullish Deliberation Block cho tín hiệu tăng giá với độ tin cậy không cao. Vì vậy khi sử dụng mô hình giao dịch nhà đầu tư cần tuân thủ các quy tắc giao dịch, nên giao dịch với khối lượng nhỏ nhằm quản trị tốt rủi ro. Ngoài ra, bạn đọc còn có thể tham khảo các mô hình nến đảo chiều khác tại trang chủ của Findustry.

INFINITYTRADING.VN