Mô hình nến Homing Pigeon (Chim Bồ Câu)

Mô hình nến tăng

Mô hình nến Homing Pigeon (Chim Bồ Câu)

Mô hình nến Homing Pigeon (Chim Bồ Câu)

Ngày nay, hầu hết các nhà đầu tư đều sử dụng các mô hình nến Nhật để phân tích xu hướng và tâm lý thị trường trong thời gian tiếp theo. Với tần suất xuất hiện thường xuyên, mô hình nến Homing Pigeon hay còn gọi là mô hình nến Chim Bồ Câu, được nhiều nhà đầu tư sử dụng để làm tín hiệu xác nhận vùng đáy của thị trường giảm giá. Hãy cùng Findustry khám phá thêm những điều bổ ích về mô hình nến tăng này nhé. 

Mô hình nến Homing Pigeon là gì?

Mô hình nến Homing Pigeon hay được dịch nôm na theo Tiếng Việt là mô hình nến Chim Bồ Câu. Đây là một mô hình nến kép với hai cây nến giảm liên tục và nến thứ hai sẽ nằm trong thân nến đầu tiên. Thoạt nhìn ta có thể nhầm lẫn mô hình nến Homing Pigeon với mô hình nến Bullish Harami do hình dạng tương đồng của chúng. Điểm phân biệt giữa hai mô hình là ở nến thứ hai là một nến giảm đối với mô hình nến Homing Pigeon và nến tăng ở mô hình nến Bullish Harami.

Mô hình nến này thường xuất hiện ở đáy của một xu hướng giảm và ở giai đoạn điều chỉnh trung hạn của một thị trường tăng giá. Sự xuất hiện của mô hình nến Homing Pigeon dự báo về một thị trường tăng giá sắp diễn ra. Các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trước đó cần chú ý quan sát thị trường khi mô hình này xuất hiện.

Hình ảnh mô hình nến Homing Pigeon
Chú thích ảnh

Đặc điểm nhận biết của mô hình nến Homing Pigeon là gì ?

Một mô hình nến được xem là mô hình nến Homing Pigeon khi hội tụ đủ các yếu tố sau:

  • Thị trường đang trong một xu hướng giảm hoặc điều chỉnh trong chu kỳ tăng.
  • Cả hai nến phải làm nến giảm.
  • Nến thứ nhất là nến giảm mạnh, thân dài.
  • Nến thứ hai là nến giảm, có nằm trong phạm vi thân nến thứ nhất.
  • Nến thứ hai có giá mở cửa tạo Gap tăng so với giá đóng cửa của nến đầu tiên.

Khi đáp ứng đủ các yếu tố trên, chúng ta có thể xem đây là mô hình nến Chim Bồ Câu và bắt đầu phân tích yếu tố tâm lý thị trường theo mô hình này.

Phân tích tâm lý trader

Diễn biến tâm lý thị trường theo mô hình nến Chim Bồ Câu được diễn tả như sau:

Thị trường trong một xu hướng giảm, tâm lý thị trường bi quan với sự xuất hiện của một cây nến giảm với thân nến dài. Giá giảm nhanh chóng dẫn đến các lệnh bán ra tăng đột biến và sự bi quan đạt đỉnh điểm. Nguyên nhân của các đợt giảm giá thường đến từ các tin tức kinh tế - chính trị tiêu cực chưa được đánh giá khách quan.

Sau đợt giảm giá mạnh, các nhà đầu tư bình tĩnh đánh giá lại tình hình và nhận ra vùng giá hấp dẫn nên tiến hành mở các lệnh mua vào. Giá mở cửa ngày tiếp theo đó tạo một Gap tăng giá thể hiện lực cầu lớn từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong suốt phiên giao dịch, giá vẫn giảm nhưng vẫn xuất hiện một lực mua lớn ở những vùng giá dưới. Thị trường đóng cửa với một cây nến giảm nhẹ.

Chúng ta thấy được lực bán của thị trường đã giảm rất nhiều và một lực cầu lớn luôn sẵn sàng ở các vùng giá bên dưới. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều khi tâm lý nhà đầu tư tích cực hơn.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Homing Pigeon

Do giống nhau về mặt hình dạng và tâm lý thị trường nên phương pháp giao dịch của mô hình nến Homing Pigeon cũng tương tự như mô hình nến Bullish Harami.

Các giao dịch với mô hình nến Homing Pigeon chỉ nên thực hiện sau khi mô hình nến hoàn tất và chỉ nên thực hiện các lệnh mua vào. Thực hiện lệnh mua khi nến thứ ba là một nến tăng hoặc tạo một Gap tăng giá ngay khi mở cửa. Điểm stoploss sẽ được đặt phía dưới mô hình nến nhằm loại trừ tình huống thị trường quay lại test đáy của ngày đầu tiên trong mô hình.

Giao dịch thực tế với mô hình nến Homing Pigeon

Nhằm giúp các nhà đầu tư nắm rõ phương thức giao dịch với mô hình nến Homing Pigeon trong thực tế, Findustry sẽ tiến hành phân tích giao dịch với mô hình này ở cổ phiếu Thế giới Di động - mã cổ phiếu MWG.

Hình ảnh mô hình nến Homing Pigeon ở cổ phiếu Thế giới Di động - MWG
Hình ảnh mô hình nến Homing Pigeon ở cổ phiếu Thế giới Di động - MWG

Cổ phiếu Thế giới Di động đã trải qua một đợt điều chỉnh khoảng 1 tháng từ vùng giá 112,000 VND/cổ phiếu về vùng giá 102,000 VND/cổ phiếu - tương ứng mức điều chỉnh là 10%. Tại vùng giá này, cổ phiếu MWG hình thành mô hình nến Homing Pigeon và tăng giá trở lại. Bên cạnh đó, cổ phiếu MWG còn có một lực cầu lớn từ nền giá hỗ trợ trước đó. Nhà đầu tư có thể tiến hành mở vị thế mua ở cổ phiếu MWG.

Lệnh mua sẽ được thực hiện quanh vùng giá 106,000 VND/ cổ phiếu với điểm Stoploss được đặt dưới mô hình nến Homing Pigeon - vùng giá 101,00 VND/ cổ phiếu. Sau đó cổ phiếu này đã tăng giá hơn 35% ở mức giá 145,000 VND/ cổ phiếu và đà tăng vẫn còn tiếp diễn.

Kết luận

Trong một xu hướng giảm đang tiếp diễn, sự xuất hiện của mô hình Homing Pigeon (Chim Bồ Câu) báo hiệu thị trường sắp bước vào một xu hướng tăng giá. Do độ tin cậy của mô hình này không cao, nhà giao dịch nên kết hợp sử dụng cùng các chỉ báo khác nhằm nâng cao hiệu quả giao dịch. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm mô hình Bullish Harami với những đặc điểm tương tự như mô hình Homing Pigeon.

INFINITYTRADING.VN