Mô hình nến Morning Star (Sao Mai)

Mô hình nến tăng

Mô hình nến Morning Star (Sao Mai)

Mô hình nến Morning Star (Sao Mai)

Thường xuất hiện trong một xu hướng giảm, mô hình Morning Star, còn gọi là mô hình nến Sao Mai có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho sự đảo chiều tăng. Hãy cùng Findustry điểm qua một vài đặc điểm quan trọng của mô hình nến này qua bài phân tích dưới đây nhé.

Mô hình nến Morning Star là gì?

Mô hình nến Morning Star là mô hình cụm 3 nến báo hiệu đảo chiều ở đáy. Mô hình nến Sao Mai bao gồm một nến giảm mạnh đi trước, theo sau là một nến thân ngắn (tăng hay giảm đều được), từ đó tạo thành hình dạng mô hình như quy trình tạo thành một sao mai. Sau 2 nến này, giá sẽ hình thành một nến tăng với điểm giá đóng cửa nằm trong khoảng thân nến của cây nến giảm đầu tiên.

Hình ảnh mô hình nến Sao Mai - Morning Star
Hình ảnh mô hình nến Sao Mai - Morning Star

Đặc điểm nhận biết mô hình Sao mai

Một mô hình nến Morning Star điển hình sẽ có các đặc điểm sau đây:

  • Thị trường đang ở một xu hướng giảm chủ đạo.
  • Xuất hiện một nến giảm vào ngày đầu tiên.
  • Tiếp đến, xuất hiện một nến thân ngắn vào ngày thứ hai, và nến này tạo ra gap giảm theo xu hướng giảm.
  • Xuất hiện một nến tăng mạnh vào ngày thứ 3.
  • Mô hình nến tăng Morning Star bắt đầu bằng một nến giảm và kế tiếp là một nến thân ngắn (tăng hoặc giảm) có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến đầu (thường có gap xuống).
  • Nến thứ 3 xuất hiện là nến tăng, và mở cửa tại điểm bằng hoặc cao hơn đáy của cây nến thứ 2 – đồng thời có giá đóng cửa trong khoảng thân nến của nến 1.

Việc xác định khoảng nào của thân nến 1 thì sẽ tuỳ thuộc vào mô hình. Thông thường, điểm giá đóng cửa nến thứ 3 sẽ nằm ở khoảng điểm giữa tính từ giá mở cửa nến 1 và đáy nến 2. cần nằm ở khu vực giữa giá mở cửa của nến 1 và đáy của nến 2.

Phân tích hành vi của Trader

Đối với mô hình nến Sao Mai, xu hướng giảm là xu hướng hiện hành và nến giảm xuất hiện tiếp tục xu hướng đó. Sự xuất hiện của một nến ngắn kèm gap giá cho thấy phe bán vẫn đang cố đẩy giá xuống. Tuy nhiên, hành động giá sát sao vào ngày thứ hai này cho thấy sự thiếu nhất quán. Ngày thứ ba là một nến tăng và nằm trong vùng thân nến ngày đầu tiên, cho thấy một xu hướng đảo chiều đã xuất hiện.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình Sao mai

Khi giao dịch mô hình nến Morning Star, mức xác nhận được chốt tại điểm đóng cửa cuối cùng trong mô hình. Giá cần vượt mức này để xác nhận xu hướng.

Mức chốt lỗ là mức đáy thấp hơn trong số 2 đáy gần nhất. Điểm chốt lời có thể được đặt tại các vùng kháng cự gần nhất hoặc tùy theo khả năng của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, để có thể tối ưu hóa được một giao dịch, các indicator cũng nên được sử dụng để có thể cung cấp cho nhà đầu tư một góc nhìn toàn diện hơn trước khi có quyết định vào lệnh.

Giao dịch thực tế với mô hình Morning Star

Hình ảnh Mô hình nến Morning Star ở cổ phiếu Apple - APPL
Hình ảnh Mô hình nến Morning Star ở cổ phiếu Apple - APPL

Sau một xu hướng giảm mạnh kéo dài hơn 1 tháng, vào ngày 24/3 , biểu đồ cổ phiếu Apple (APPL: NYSE) đã hình thành mô hình Morning Star điển hình. Đặc biệt mô hình này có nến thứ 2 là nến Hammer giúp tăng độ hiệu quả lên đáng kể. Do đuôi nến Hammer rất dài nên điểm SL có thể dời lên cận với mức giá đóng cửa để tối ưu hóa lợi nhuận. Sau khi mô hình xuất hiện, giá cổ phiếu đã bật tăng mạnh mẽ từ mức 62 USD lên hơn 99 USD/ cổ phiếu, đem lại mức tăng trưởng lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn: hơn 60%.

Kết luận:

Sao mai luôn là dấu hiệu của một điều may mắn. Hi vọng sau bài viết của Findustry, các bạn cũng sẽ có những chuỗi giao dịch thắng lợi với mô hình Morning Star (Sao Mai) này bạn nhé!

INFINITYTRADING.VN