Mô hình nến Three Gap Up

Mô hình nến giảm

Mô hình nến Three Gap Up

Mô hình nến Three Gap Up

Các dấu hiệu đảo chiều luôn được giới đầu tư quan tâm đặc biệt, bởi lẽ nó không chỉ là một điểm giao thoa giữa hai xu hướng mà đây còn là một cơ hội giao dịch tiềm năng cho những ai nắm được thông tin nhanh nhất. Một trong những mô hình nến đảo chiều luôn được tìm kiếm nhiều nhất chính là mô hình nến Three Gap Up, hãy cùng Findustry khám phá các đặc điểm của mô hình này các bạn nhé.

Mô hình nến Three Gap Up là gì ?

Mô hình nến Three Gap Up dần còn có tên gọi khác là mô hình Sanku. Đây là mô hình đảo chiều giảm, thường xuất hiện cuối một xu hướng tăng dốc và mạnh mẽ. Mô hình sẽ gồm 4 nến kèm theo 3 gap giá đi lên ở mỗi nến. Thường với 4 ngày tăng liên tiếp như vậy, rất có thể Phe mua vào sẽ chủ động chốt lời để bảo toàn vốn, hoặc thị trường đã chạm mức Quá mua.

Mô hình nến Three Gap Up
Mô hình nến Three Gap Up

Mô hình này trái ngược hoàn toàn với người anh em Three Gap Down - một mô hình đảo chiều tăng khác.

Đặc điểm nhận biết của mô hình Three Gap Up

Một trong những đặc trưng điển hình nhất của mô hình nến Three Gap Up là gồm 4 nến với 3 gap giá tăng dần, cụ thể:

  • Xuất hiện sau một đợt tăng mạnh
  • 2 nến đầu tiên không quan trọng màu sắc, nhưng vẫn phải có gap giá đi lên
  • 2 nến sau bắt buộc là 2 nến tăng

Phân tích tâm lý trader

Sau 3 đến 4 ngày liên tục xuất hiện nến xanh, thị trường giờ đây rất có thể đã vào trạng thái Quá mua. Có thể hiểu rằng lực mua của thị trường đã đạt đến vùng giới hạn và bắt đầu “kiệt sức”. Việc xuất hiện mô hình nến Three Gap Up cũng cho thấy phe Mua đang liên tục đẩy giá lên, và sau vài ngày như thế lực mua giảm dần cũng là điều hiển nhiên.

Đồng thời, những Bullish trader đã có lệnh buy dài hạn trước đó chắc chắn là muốn bán ra để bảo toàn khoản lợi nhuận tiềm năng của họ. Họ sẽ không mạo hiểm giữ lệnh quá lâu khi nhìn thấy mô hình này mà sẽ lần lượt bán tháo. Từ hai lý do trên, mô hình Three Gap Up sẽ là một dấu hiệu tiềm năng cho lệnh bán.

Đối với những nhà đầu tư FOMO, đây sẽ là một cơ hội tốt để các “cá mập” thị trường “ăn thịt” họ .Bằng việc chốt giá và bán tháo, các lệnh Buy trễ sẽ lần lượt bị quét Stoploss. Đây cũng là một trong những hiện tượng điển hình mà các nhà tạo lập thị trường rất ưa chuộng.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch dựa trên mô hình nến Three Gap Up

Cách giao dịch tốt nhất đối với mô hình nến Three Gap Up là bạn phải phối hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác hoặc xem xét vùng giá hỗ trợ - kháng cự gần nhất để có các tín hiệu giao dịch tốt hơn. Các chỉ báo kỹ thuật có thể tham khảo bao gồm nhóm chỉ báo động lượng và chỉ báo xu hướng. Đồng thời mô hình này có hiệu suất đảo chiều cao nhất khi giá của các nến cuối cùng đã chạm đến vùng hỗ trợ mạnh gần nhất.

Điểm Stoploss có thể được đặt ngay đỉnh của mô hình nếu nhưng nến tăng sau cùng có thân nến lớn. Hoặc để tránh hiện tượng false breakout, các bạn có thể đặt đỉnh hoặc cách vùng giá hỗ trợ bên trên vài pip.

Lệnh Sell có thể được kích hoạt khi có một nến giảm lớn lấp đầy khoảng gap thứ 3. Hoặc lý tưởng nhất sẽ là khi bạn nhận được các tín hiệu cộng hưởng từ nhiều indicator khác nhau. Việc này giúp bạn tránh được rủi ro khi vào lệnh quá sớm đồng thời cũng giúp tăng độ tin cậy của một lệnh giao dịch

Giao dịch thực tế với mô hình Three Gap Up

Cổ phiếu NVIDIA (NVDA:Nasdaq) đã có một đợt tăng giá kỷ lục, kéo dài hơn 2 tháng. Giá cổ phiếu đã liên tục đạt các giá trị mới và tạo đỉnh tại vùng giá 315 USD/cp. Tuy nhiên trước đó mô hình Three Gap Up đã xuất hiện. Trong trường hợp này, số nến đã lên đến 7 chứ không còn là 4 nến như mô hình nguyên thủy. Tuy nhiên 3 gap được tạo ra khá rõ ràng và 3 trong 7 nến là nến rất ngắn nên mô hình này vẫn có giá trị giao dịch.

Giao dịch mô hình nến Three Gap Up
Hình ảnh mô hình Three Gap Up ở cổ phiếu NVIDIA

Ngày 21/2/2020, 1 cây nến giảm lớn đã lấp đầy khoảng gap thứ 3, kéo theo một đợt sụt giảm mạnh, hơn 50% giá trị cổ phiếu đã “bay hơi”. Nếu bạn là một nhà giao dịch CFD thì đây quả thật là một dấu hiệu Sell tiềm năng trong năm. Tuy nhiên nếu bạn là một nhà giao dịch chứng khoán truyền thống, có lẽ bạn đã rất tiếc vì không kịp chốt lợi nhuận khi mô hình 3 gap tăng xuất hiện.

Kết luận

Dù hiếm gặp hơn các mô hình phổ biến như Engulfing hay Hammer, việc tìm hiểu về mô hình Three Gap Up chắc chắn sẽ đem lại cho bạn thêm rất nhiều kiến thức. Đồng thời Findustry hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ áp dụng được ngay mô hình này với một mức lợi nhuận tiềm năng bạn nhé.

INFINITYTRADING.VN