Mô hình nến Evening Star (Sao Hôm)

Mô hình nến giảm

Mô hình nến Evening Star (Sao Hôm)

Mô hình nến Evening Star (Sao Hôm)

Mô hình Sao Hôm - Evening Star là mô hình đảo chiều giảm điển hình mà trader nào cũng phải thuộc lòng. Tuy nhiên rất nhiều nhà giao dịch lại dễ nhầm lẫn mô hình này với mô hình nến Sao Mai - Morning Star, dù đều là “ngôi sao” trong nhóm mô hình đảo chiều nhưng chúng cho 2 ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng Findustry tìm hiểu về các đặc tính của mô hình Sao Hôm tại bài viết dưới đây các bạn nhé.

Mô hình nến Evening Star là gì?

Mô hình nến Evening Star hay còn được gọi là mô hình nến Sao Hôm (Sao ban chiều) là mô hình cụm 3 nến cho tín hiệu đảo chiều từ đỉnh xu hướng (mô hình nến đảo chiều giảm). Mô hình bao gồm 1 nến tăng, 1 nến thân ngắn theo sau và cuối cùng là một nến giảm có giá đóng cửa nằm lọt vào trong khoảng thân nến 1.

Mô hình nến Evening Star
Mô hình nến Evening Star

Đặc điểm nhận biết của mô hình nến Sao Hôm

Một mô hình nến Sao Hôm đúng nghĩa phải có các đặc trưng sau đây:

  • Thị trường đang ở xu hướng tăng mạnh chủ đạo.
  • Xuất hiện một nến tăng vào ngày đầu
  • Ngày tiếp theo xuất hiện một nến thân ngắn với giá gap lên theo chiều tăng (có thể là nến tăng hoặc nến giảm)
  • Xuất hiện một nến giảm vào ngày thứ ba.

Một số lưu ý về các nến trong mô hình nến Evening Star này:

  • Nến càng dài thì lực đảo chiều càng mạnh.
  • Nếu có gap giá lên ở nến 1 và 2, hoặc giữa 2 và 3 thì khả năng đảo chiều sẽ cao hơn.

Bạn chỉ cần chú ý tới thân nến hơn là bóng nến.

Phân tích hành vi trader

Thị trường hiện đang trong xu hướng tăng, và nến trắng xuất hiện củng cố xu hướng này. Việc một nến thân ngắn xuất hiện sau đó với gap lên cho thấy phe mua vẫn đang đẩy giá lên. Tuy nhiên, hành động giá khá sít sao giữa giá mở và đóng cửa của ngày thứ 2 cho thấy sự thiếu nhất quán. Cây nến thứ 3 trong mô hình xuất hiện và nằm trong thân nến ngày 1 cho thấy khả năng đảo chiều xu hướng sẽ diễn ra.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Evening Star

Cách xác định điểm vào lệnh Sell

Mức xác nhận được xác định ở điểm đóng cửa nến cuối. Bạn phải đợi giá giảm xuống dưới điểm này để xác nhận xu hướng. Bạn có thể đặt lệnh Sell ở cây nến tiếp theo.

Cách xác định điểm Stop Loss

Điểm Stop Loss được xác định là mức cách râu trên của đỉnh (trong số 2 đỉnh gần nhất) khoảng 1-3 pips. Nếu nến xác nhận – nến nằm ngay sau mô hình Evening Star – là nến tăng giá (màu xanh hoặc trắng) thì trader mới cần kích hoạt Stop Loss.

Giao dịch thực tế với mô hình Evening Star

Cổ phiếu COALINDIA : NSE vào ngày 29/8/2018 đã tạo đỉnh tại vùng giá 302.x USD/cp và đồng thời một mô hình Sao Hôm kinh điển đã được thiết lập. Bên cạnh đó, vùng 300 là một vùng kháng cự rất mạnh, đỉnh gần nhất đã không phá được vùng kháng cự này.

Giao dịch mô hình Evening Star
Hình ảnh mô hình nến Evening Star ở cổ phiếu Coal India

Sau khi mô hình được thiết lập, một loạt các nến giảm mạnh đã được hình thành, báo hiệu cho một đà giảm tiềm năng. Nếu bạn là một nhà giao dịch CFD, đây sẽ là một lệnh Bán “trong mơ”, bởi đà giảm vẫn kéo dài đến tận năm 2021, với vùng đáy được thiết lập tại mức giá 110.x USD/cp. Giá trị cổ phiếu đã sụt giảm hơn 60%, đem về một mức lợi nhuận khổng lồ cho các nhà giao dịch bán khống.

Kết luận

Mô hình nến Evening Star (Sao Hôm) đã thật sự phát huy được sức mạnh của mình trên thực tế. Các bạn hãy tham khảo thêm tại Findustry về mô hình nến Sao Mai - Morning Star - người anh em song sinh của nó để có thể tối ưu hóa lợi nhuận hai chiều của mình nhé. 

INFINITYTRADING.VN